Chiến tranh Falkland BAE_Sea_Harrier

FRS.1 cất cánh kiểu ski-jump từ tàu HMS Invincible

Những chiếc Sea Harrier tham gia tác chiến trong Chiến tranh Falkland vào năm 1982, chúng cất cánh từ các tàu sân bay HMS InvincibleHMS Hermes.[1] Sea Harrier hoạt động trong vai trò chính là phòng không và vai trò phụ là tấn công mặt đất, với RAF Harrier GR.3 thì chúng được dùng trong vai trò tấn công các đơn vị mặt đất là chính. Các phi đội Sea Harrier đã bắn hạ 21 máy bay của Argentina trong không chiến mà không mất một chiếc nào, nhưng có 2 chiếc Sea Harrier đã bị bắn hạ bởi hỏa lực mặt đất và 4 chiếc gặp tai nạn.[2] Trong số những tổn thất của không quân Argentina trong cuộc chiến, 28% đã bị bắn hạ bởi Harriera.[1] Còn tỉ lệ tổn thất của cả Harrier và Sea Harrier là 2,3%.[3]

Một số nhân tố đã góp phần vào sự thất bại của các máy bay chiến đấu Argentina trong không chiến với Sea Harrier. Dù các máy bay phản lực Mirage IIIDagger có tốc độ nhanh hơn, nhưng Sea Harrier lại có khả năng thao diễn tốt hơn. Hơn nữa, Harrier đã được trang bị tên lửa AIM-9L Sidewinder mới nhất vào thời điểm đó và được trang bị radar Blue Fox. Phi công Anh được huấn luyện không chiến tốt hơn, các phi công Argentina không được huấn luyện tốt bằng và thỉnh thoảng phóng vũ khí trật mục tiêu.

Máy bay của Anh được hướng dẫn điều khiển chiến đấu từ tàu chiến ở San Carlos Water, mặc dù hiệu lực có bị giới hạn bởi các tàu chiến được đậu trong cảng gần những hòn đảo, mà những đòi hỏi cao thường bị giới hạn bởi năng lực của radar trên các con tàu.

Máy bay của cả hai bên tham chiến đều hoạt động trong những điều kiện bất lợi. Máy bay Argentina bắt buộc phải hoạt động từ đất liền vì những sân bay trên đảo Falkland chỉ đáp ứng được cho những máy bay vận tải cỡ nhỏ.[4] Ngoài ra, sân bay Port Stanley còn bị ném bom bởi một chiếc Vulcan của Anh, điều này đã khiến cho người Argentina quyết định các hoạt động của họ sẽ được thực hiện từ xa.[5] Trong khi đó các máy bay của Anh thiếu khả năng tiếp tế nhiên liệu, họ vẫn phải cố hoạt động trong giới hạn tầm hoạt động của các máy bay. Những chiếc Sea Harrier cũng bị giới hạn nạp nhiên liệu do phải dự trữ nhiên liệu cho các quyết định chiến thuật như đặt những tàu sân bay của Anh ra ngoài tầm hoạt động của tên lửa Exocet và hạn chế sự phân tán của hạm đội.[6] Kết quả là dù máy bay Argentian có thể chỉ được phép bay 5 phút qua những hòn đảo để tìm kiếm và tấn công một mục tiêu mà không có bất kỳ tên lửa không đối không nào hoạt động hiệu quả, trong khi những chiếc Sea Harrier có thể ở lại trên không gần 30 phút đợi để tiếp cận những hành lang của Argentina.[4]

Những chiếc Sea Harrier thường bị áp đảo về số lượng bởi với những máy bay Argentina sẵn có[4], và thỉnh thoảng chúng lại bị lừa ra xa bởi những hoạt động của phi đội Escuadrón Fénix hay những máy bay phản lực dân dụng được sử dụng bởi Không quân Argentina. Họ phải hoạt động mà không có một hệ thống cảnh báo sớm như AWACS mà những hệ thống cảnh báo như vậy đã có đầy đủ đối với một hạm đội của NATO, trong khi đó Hải quân Hoàng gia Anh đang chờ đợi để có các thiết bị như vậy.

Kết quả là Sea Harrier đã không thể thiết lập ưu thế trên không, ngăn chặn những sự tấn công của vận tải C-130 Hercules đến những hòn đảo.[4][7]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: BAE_Sea_Harrier http://www.britains-smallwars.com/Falklands/brit-a... http://www.latimes.com/nation/la-na-harrier21jan21... http://www.airpower.maxwell.af.mil/airchronicles/a... http://www.airpower.maxwell.af.mil/airchronicles/a... http://www.a-ttl.co.uk/indexMil.htm http://news.bbc.co.uk/1/hi/england/shropshire/4856... http://news.google.co.uk/newspapers?id=RHgUAAAAIBA... http://news.google.co.uk/newspapers?id=lMENAAAAIBA... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Harrie... https://commons.wikimedia.org/wiki/Hawker_Siddeley...